Nhu cầu
thưởng thức âm nhạc và phim ảnh công nghệ tăng cao nên dễ dàng bắt gặp cảnh giới
trẻ đeo tai nghe trên đường, trong công viên, quán cà phê, quán Internet.... Họ
say mê đến mức độ ngoại cảnh không mấy tác động. Ngoài ra còn có nhiều đối tượng
cần đến tai nghe như sinh viên, học sinh học ngoại ngữ; thính giả trong những
buổi giảng, ca sĩ luyện âm...
Nhiều nghiên cứu
y học cho thấy nếu trước kia chứng lão thính thường xuất hiện ở những người già
trong độ tuổi trên 60 thì nay bắt đầu xuất hiện nhiều ở tuổi trẻ hơn. Đeo tai
nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ dẫn đến việc tế bào thần kinh
trong ốc tai làm việc quá sức, ảnh hưởng không tốt đến tai như giảm thính lực,
thậm chí bị điếc một số tần số hoặc điếc hẳn một tai. Khi tai bị ù hay giảm
thính lực vĩnh viễn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh nhân kiểm tra tai tại bệnh viện. Ảnh:
Minh Hoàng
Những hình thái
tổn thương tai khi đeo tai nghe sai lầm:
- Suy nhược tế
bào thần kinh tai trong: Nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều
ngày, tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây mệt mỏi. Ốc tai phải
chịu đựng tiếng ồn lâu, vì vậy khi người khác nói, bệnh nhân lùng bùng tai,
nghe mà không hiểu, khả năng cảm nhận tiếng nói kém đi, mặc dù trên thính lực đồ
cho thấy thính lực chưa thay đổi nhiều.
- Ốc tai mỗi người
có nhiều tế bào thính giác, trong đó nhiều tế bào chịu trách nhiệm nghe các tần
số khác nhau. Âm thanh, tiếng ồn quá mạnh, kéo dài sẽ gây ra trạng thái kích
thích liên tục, hậu quả là làm mệt thính giác. Nghe nhạc với cường độ lớn, hoặc
nghe trước khi ngủ rồi ngủ quên luôn không những làm tổn thương cơ quan thính
giác mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
- Một số trường
hợp có những biểu hiện như ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt
mỏi toàn thân… Đó là những biểu hiện của một chấn thương âm thanh cấp tính.Những
biểu hiện này biến mất sau vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày hoặc để lại
di chứng về thính lực và thần kinh.
- Âm thanh càng
lớn càng tác hại: Âm thanh trên 85db liên tục trên hai giờ một ngày và kéo dài
nhiều tháng sẽ gây giảm thính lực. Hiện nay đa số máy nghe nhạc có tai nghe đều
có công suất cực đại đến 120db đương nhiên sẽ gây tác hại nếu không sử dụng
đúng cách.
- Bệnh nhân có
thể sẽ không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải một thời gian sau mới nhận
ra. Tiếng ồn hay âm nhạc quá lớn sẽ tổn thương trước tiên các tế bào thần kinh
thính giác tần số cao, sau đó sẽ đến các tần số trung bình và thấp. Như vậy, sẽ
ảnh hưởng đến sự nghe với tần số trung bình của tiếng nói bình thường.
Những tác hại
khác:
- Mất tập trung,
lái xe dễ gây tai nạn, khi đeo tai nghe lâu thì thần kinh mệt mỏi làm cho tai
không thể phân tích nhận biết lời nói và dẫn đến trở nên phản ứng chậm chạp, tiếp
thu kém.
- Đeo tai nghe
khi ngủ sẽ kích thích não bộ làm việc liên tục. Lúc thức dậy sẽ mệt mỏi, uể oải,
buồn ngủ, mất tập trung, làm việc kém chất lượng, dễ gây tai nạn khi làm một
nghề trên cao, điều khiển máy móc hay lái xe…
- Nút tai nghe
thường gây ẩm, dễ sang chấn da cửa tai làm vi trùng, vi nấm phát triển, gây
viêm ống tai ngoài do vi trùng, chàm ống tai, nhiễm nấm. Nếu đeo tai nghe không
vừa vặn sẽ khiến cho ống tai và cửa tai bị ê nhức, đau đầu…
Cách hạn chế tác
hại khi dùng tai nghe:
- Không nên mở
âm lượng quá to, điều chỉnh sao cho mức âm lượng không quá 60% so với mức cao
nhất của thiết bị. Không đeo tai nghe quá lâu, không nên đeo tai nghe lúc ngủ dễ
ngủ quên.
- Dùng các loại
tai nghe vừa khít với tai để không phải tăng volume do ảnh hưởng của âm thanh
bên ngoài. Nếu không thì phải nhớ rằng: khi volume bật càng to thì thời gian
nghe càng phải được rút ngắn tương ứng.
- Nên dùng các
loại tai nghe chụp cả tai. Loại tai nghe này sẽ ngăn không cho âm thanh bên
ngoài làm ảnh hưởng đến sự “trung thực” của âm thanh nhưng lại rất đắt và cũng khá
“cồng kềnh” nên không được ưu ái nhiều bởi các bạn trẻ. Tuy nhiên, đây là lựa
chọn tốt nhất để hạn chế tác hại của việc đeo tai nghe.
Lưu ý trong sinh
hoạt hàng ngày:
- Nên nghe nhạc,
học tập... bằng loa ngoài, nếu cần dùng tai nghe thì không nên vặn volume quá lớn.
- Không nên nghe
trong môi trường quá ồn ào vì người nghe phải điều chỉnh âm thanh lớn hơn.
- Người có bệnh
về tai ngoài, tai giữa không nên đeo tai nghe lâu dài vì làm cho viêm tai dễ
tái phát.
- Chỉ nên đeo
tai nghe khoảng dưới 2 giờ/ngày, đặc biệt lưu ý không nghe bằng tai nghe khi ngủ.
- Khi thấy có biểu
hiện ù tai, nghe kém, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt… nên đi đến các bệnh viện lớn
có chuyên khoa Tai Mũi Họng với các trang thiết bị đo thính lực để khám và hướng
dẫn điều trị hiệu quả.
Sản phẩm thảo dược – Phương pháp bảo vệ
thính lực an toàn
Việc ngăn ngừa
nghe kém bằng cách sử dụng nút tai hoặc thiết bị nghe âm thanh trùm cả tai là
cách tốt nhất để đối phó với những yếu tố nguy cơ tổn hại đến thính lực. Thanh
thiếu niên nên vặn nhỏ âm lượng thiết bị, cảnh báo cho bạn bè nếu nhận thấy họ
đang đặt thính giác của mình vào nguy cơ bị tổn thương và tránh tiếp xúc lâu
dài với những âm thanh lớn hơn 85 dB.
Ngoài ra, việc sử
dụng thảo dược cũng là một phương pháp hiệu quả, an toàn được nhiều người lựa
chọn. Trong đó, điển hình như thực phẩm chức năng Kim Thính với thành phần
chính từ cây cối xay, kết hợp cùng vảy ốc, bổ cốt toái, câu kỷ tử, đan sâm, thục
địa… Sản phẩm có hiệu quả trong việc tăng tuần hoàn, cung cấp dưỡng chất cần
thiết cho tế bào thần kinh tai, từ đó, giúp tăng cường thính lực, hỗ trợ điều
trị, phòng ngừa nghe kém và các bệnh về tai thường gặp khác.
Nhiều người đã cải
thiện ù tai, suy giảm thính lực. Những chia sẻ của bác Đinh Quang Đá (Đắk Lắk) trong
video dưới đây sẽ giúp bạn có thêm một giải pháp an toàn trên con đường tìm lại
thính lực của mình.
Để bảo vệ thính giác
an toàn, ngoài việc ngăn ngừa nghe kém bằng nút tai, tránh xa tiếng ồn lớn, hạn
chế đeo tai nghe… thì việc sử dụng sản phẩm Kim Thính mỗi ngày là cách đơn giản
và hiệu quả dành cho bạn.
Hạ Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét