Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Làm thế nào để biết mình đang bị nghe kém?


Bạn cảm thấy khó khăn khi lắng nghe cuộc trò chuyện trong một không gian đông người? Bạn rất căng thẳng khi nghe một âm thanh nào đó? Nếu đúng như vậy thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nghe kém.

Một số dấu hiệu thường gặp khi bị nghe kém

Khó hiểu trong các cuộc đối thoại
Bỏ lỡ một vài từ khi nói chuyện với ai đó không quá nghiêm trọng. Những quán bar và không gian ồn ào thường nổi tiếng với việc khiến cho các cuộc trò chuyện bị gián đoạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp khó khăn khi lắng nghe mọi người nói chuyện trong không gian im lặng và thấy mình phải yêu cầu họ lặp lại nhiều lần những gì họ nói. Điều này chứng tỏ bạn có thể đang bị nghe kém.
Khó nghe một số thiết bị
Âm thanh từ chiếc đồng hồ báo thức hay ở rạp chiếu phim đều rất lớn. Nếu bạn thấy mình liên tục phải đấu tranh để hiểu những gì đang diễn ra trong một bộ phim, có thể bạn đang gặp khó khăn để nghe âm thanh ở một dải tần số nào đó. Bạn không nghe thấy tiếng đồng hồ báo thức mỗi sáng, có thể đôi tai của bạn không cảm nhận được âm thanh ở tần số cao.
Khó nghe một số loại thiết bị có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị nghe kém
Suy giảm khả năng giao tiếp
Bạn đột nhiên thấy mình ngại giao tiếp vì khó nghe được người đối diện đang nói gì? Lý do bởi nghe kém khiến cho việc tương tác xã hội trở nên khó khăn, thậm chí là khó chịu khi bạn luôn phải đấu tranh để nghe được tiếng của nhiều người cùng một lúc.
Trên thực tế, một nghiên cứu từ Đại học Gothenburg ở Thụy Điển cho thấy, khó nghe làm giảm khả năng giao tiếp của người cao tuổi.
Mất cân bằng
Nếu bạn cảm thấy hơi chóng mặt hoặc mất thăng bằng khi đi bộ trên đường, điều này có thể do nghe kém. Bởi tình trạng mất cân bằng chủ yếu liên quan đến các vấn đề sức khỏe như: u dây thần kinh thính giác và bệnh Meniere (một rối loạn ở tai trong). Đặc biệt, bệnh Meniere có thể gây áp lực trong tai, chóng mặt và choáng váng.
Đau 1 bên tai hoặc cả hai tai
Nếu bạn đang đau tai thì có thể tai đang bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng viêm tai giữa thường xảy ra trong tai giữa và có thể dẫn đến nghe kém. Nhiễm trùng tai đặc biệt phổ biến ở trẻ em và có thể gây sốt hoặc khó chịu.
Nghe kém có thể là do di truyền hoặc tuổi tác, nhưng một số yếu tố bất ngờ cũng có thể ảnh hưởng đến thính giác của bạn, đó là: béo phì, tiếp xúc với âm nhạc lớn trong thời gian dài, hút thuốc lá, thuốc aspirin… Do đó, bạn nên tránh tiếp xúc với âm thanh quá lớn, nếu có thì phải dành thời gian cho tai nghỉ ngơi để giúp duy trì khả năng nghe của mình.
Nếu thấy một số biểu hiện trên, bạn nên đi khám ngay lập tức. Bởi nghe kém đôi khi có thể là một triệu chứng của chấn thương đầu, tổn thương xương và các vấn đề khác cần được sự trợ giúp y tế.

Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị nghe kém bằng sản phẩm thiên nhiên

Nghe kém không được chữa trị có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe khác như: trầm cảm và mất trí nhớ. Trong nhiều trường hợp, chứng bệnh này thậm chí có thể được giải quyết bằng phẫu thuật hoặc các hình thức điều trị khác. Do đó, biện pháp tốt nhất là phải phòng ngừa trước khi mắc bệnh.
Hiện nay, bạn có thể áp dụng các giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực như nhiều chuyên gia khuyên dùng, đó là sử dụng thực phẩm chức năng có sự phối hợp giữa thành phần chính chiết xuất từ cây cối xay, kết hợp cùng nhiều dược liệu quý khác mang tên Kim Thính. Sản phẩm này giúp tăng cường tuần hoàn máu, bổ sung dưỡng chất cho tế bào thần kinh thính giác, cải thiện sức nghe, tăng cường thính lực; hỗ trợ điều trị, phòng ngừa, ngăn chặn các triệu chứng của suy giảm thính lực như: nghe kém, điếc tai, ù tai, đau tai… một cách hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Nhiều người mắc suy giảm thính lực đã dùng Kim Thính và cho thấy kết quả khả quan, trường hợp của ông Hoàng Văn Phi (Hưng Yên) trong video dưới đây là một điển hình:
*Tác dụng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy vào cơ địa người dùng
Trên đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình có bị nghe kém hay không? Để phòng ngừa và cải thiện nghe kém, bạn hãy áp dụng cách mà nhiều người đã thành công, đó là sử dụng Kim Thính mỗi ngày bạn nhé!
Thanh Vân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét