Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Một bài kiểm tra thính giác sẽ phát hiện nghe kém?



Nghe kém có thể khó phát hiện bằng phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, một bài kiểm tra chi tiết hơn có thể xác định các vấn đề thính lực - một dự án nghiên cứu đã chứng minh điều này.

Cách xác định nghe kém bằng bài kiểm tra thính giác

Dự án nghiên cứu của Đan Mạch đã sử dụng phương pháp có thể xác định chính xác nghe kém, vấn đề mà một cuộc kiểm tra thính giác bình thường không thể phát hiện ra.
Vấn đề thính giác không thể phát hiện được bằng các phương pháp thông thường được gọi là rối loạn chức năng thính giác. Một bài kiểm tra thính giác bình thường sẽ xem xét cách chúng ta nghe âm thanh ở mức 250, 500, 1.000, 2.000 và 4.000Hz (Hz là một đơn vị của rung động âm thanh). Trong khi, bài kiểm tra thính giác truyền thống sẽ không kiểm tra được việc chúng ta trải nghiệm âm thanh nằm giữa các tần số này như thế nào.
Nhà nghiên cứu Christian Brandt của Đại học phía Nam Đan Mạch đã nghiên cứu 14 bệnh nhân có vấn đề về thính giác riêng biệt. Ông kiểm tra thính giác của họ bằng cách điều chỉnh các giai điệu ở mức nhỏ - điều này có thể so sánh với sự thay đổi âm đàn piano.
"Với nghiên cứu này, tôi ghi nhận rằng thính giác của họ có vấn đề", Christian Brandt nói với tạp chí Hørelsen - Tạp chí dành cho các thành viên của Hiệp hội người khiếm thính Đan Mạch.
Vấn đề nghe kém nằm ở đâu?
Thông qua nghiên cứu này, Christian Brandt có thể khoanh vùng các vấn đề: Trong 14 người tham gia thì 11 người có tổn thương ốc tai trong, 3 người còn lại thì não bộ có vấn đề khi xử lý các tín hiệu âm thanh từ tai trong. "Nếu tai không gửi tín hiệu đến não, não không thể hiểu những gì đang xảy ra. Nhưng nếu não nhận được tín hiệu từ tai trong mà không xử lý một cách chính xác thì bạn cũng sẽ có vấn đề về thính giác”, Christian Brandt nói trên tạp chí Hørelsen.
Nghe kém là kết quả của tổn thương ở ốc tai trong
Một số vấn đề thính giác là kết quả của tổn thương ở ốc tai trong. Bên trong ốc tai là một khối lượng tế bào lông nhỏ, chúng thu nạp và gửi âm thanh đến não bộ. Christian Brandt nói rằng, có 2 loại tế bào lông ở ốc tai là: Tế bào lông bên ngoài có tác dụng khuếch đại tín hiệu và tế bào lông bên trong sản xuất các tín hiệu điện để gửi đến não bộ. Nếu các tế bào lông bên ngoài bị hư hỏng, bạn vẫn có thể nghe được, nhưng âm thanh sẽ yếu vì sự khuếch đại đứt quãng. Khi các tế bào lông bên trong bị tổn thương, bạn không thể nghe thấy bất cứ điều gì, bởi vì tín hiệu điện không được gửi đến não, Christian Brandt nói.

Cải thiện nghe kém bằng sản phẩm thiên nhiên

Tế bào lông tai nằm ở tai trong, vì vậy, để kiểm tra xem liệu chúng có vấn đề gì hay không sẽ rất khó. Bạn cần thực hiện các bài kiểm tra chi tiết hơn so với cách kiểm tra truyền thống.
Nếu phát hiện nghe kém, cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời và phù hợp, bởi nếu không, nó sẽ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và công việc của người bệnh. Bên cạnh các giải pháp như đeo máy trợ thính, cấy ốc tai điện tử… thì sử dụng sản phẩm thiên nhiên đang được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Tại Việt Nam, tiêu biểu cho xu hướng này là thực phẩm chức năng Kim Thính, chứa thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng nhiều dược liệu quý khác, có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh thính giác, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, giúp cải thiện thính lực, tăng cường sức nghe một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, sản phẩm này cũng có tác dụng tốt trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các trường hợp nghe kém, ù tai, tật điếc…
Bởi là sản phẩm thiên nhiên nên Kim Thính rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Giới chuyên gia đánh giá như thế nào về thực phẩm chức năng Kim Thính, bạn có thể tham khảo trong video dưới đây:
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy cơ địa người dùng
Một bài kiểm tra thính lực có thể chưa đủ để đưa ra kết luận rằng một cá nhân bị nghe kém. Và kiểm tra nhiều lần, chi tiết hơn là cần thiết. Bên cạnh đó, hãy sử dụng sản phẩm thảo dược, bởi đây là cách đơn giản giúp bạn không còn phải đối mặt với nỗi lo nghe kém.
Hoàng Ly

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét