Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Thợ mỏ Zimbabwe có nguy cơ cao mất thính lực

Một nghiên cứu do Cục Y tế cộng đồng của Đại học Zimbabwe tiến hành cho thấy, hơn 1/3 số thợ mỏ nước này bị mất thính lực do tiếng ồn nghề nghiệp.

Zimbabwe: 1/3 số thợ mỏ bị mất thính lực do tiếng ồn nghề nghiệp


Tiếng ồn tại nơi làm việc ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân trên toàn thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính có khoảng 22% nam giới bị mất thính lực do tiếng ồn nghề nghiệp. Tại Zimbabwe, mất thính giác do tiếng ồn (NIHL) là một trong năm căn bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất. Trong đó, sức nghe giảm đặc biệt phổ biến ở các công nhân mỏ. Một số nghiên cứu Zimbabwe phát hiện ra rằng, 37% các chủ thợ mỏ bị NIHL, hơn nữa, công nhân mỏ trong các nhà máy chế biến, nhà máy cơ khí, nhà máy xưởng ngầm vẫn đang ngày ngày tiếp xúc với tiếng ồn độc hại.

Trong nghiên cứu của Cục Y tế cộng đồng tại Đại học Zimbabwe được công bố trên Tạp chí trực tuyến Châu Phi, các nhà khoa học tiến hành đo mức độ tiếng ồn tại nhiều khu mỏ, khảo sát những công nhân và kiểm tra thính giác của họ. Sau đó, lựa chọn 167 cỡ mẫu đại diện cho các phòng ban mỏ hoặc khu vực làm việc, với độ tuổi trung bình là 35 và thời gian trung bình tiếp xúc với tiếng ồn là 7,5 năm. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, hơn 1/3 những người lao động bị NIHL.


Thợ mỏ có tỷ lệ cao bị mất thính lực

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, một số khu vực mỏ có mức độ tiếng ồn quá lớn. Ở nhà máy chế biến, mức độ tiếng ồn là 94 dB, còn trong hầm lò là 102 dB. Trong khi đó, quy định tiêu chuẩn được thừa nhận ở hầu hết các nước là với thời gian làm việc 8 giờ, mức độ ồn 85 dB đã có khả năng gây hại cho thính giác. Nếu mức độ tiếng ồn vượt quá 90 dB, theo quy định tại Zimbabwe, yêu cầu chủ thuê lao động phải cung cấp cho công nhân các biện pháp bảo vệ đôi tai. Và mặc dù các công nhân mỏ đã sử dụng biện pháp bảo vệ thính giác, nhưng những công ty khai thác không có “Chương trình bảo tồn thính giác” (là chương trình đấu tranh phòng ngừa mất thính lực, giữ gìn thính giác, trang bị cho người lao động kiến thức và các thiết bị cần thiết để bảo vệ thính giác của bản thân).

Trước tình trạng đó, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của một “Chương trình bảo tồn thính giác” để bảo vệ người lao động khỏi những tiếng ồn nguy hiểm, đặc biệt là trong một số ngành nghề phải tiếp xúc với nhiều tiếng ồn như khai thác mỏ.

Tại Việt Nam: Bảo vệ thính lực bằng sản phẩm thảo dược


Người lao động bị mất thính lực do tiếng ồn nghề nghiệp không chỉ diễn ra ở Zimbabwe mà là tình trạng chung nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngoài thực hiện các biện pháp bảo vệ thính lực trong quá trình làm việc, hiện nay, nhiều người lao động Việt Nam còn sử dụng thêm những sản phẩm thảo dược thiên nhiên, tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Kim Thính. 

Để hiểu rõ hơn về giải pháp điều trị suy giảm thính lực bằng sản phẩm thiên nhiên, hãy xem video dưới đây:





Với thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng các thảo dược quý như câu kỷ tử, đan sâm, vảy ốc, thục địa… Kim Thính được đánh giá cao trong việc phòng ngừa thính lực bị suy giảm, tăng cường sức nghe và bổ sung các dưỡng chất cho tế bào thần kinh tai. Đồng thời, sản phẩm cũng có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị chứng ù tai, đau tai và các bệnh về tai khác.
Kim Thính – Bảo vệ đôi tai của bạn

Sử dụng sản phẩm Kim Thính mỗi ngày và thực hiện các biện pháp bảo vệ đôi tai trong quá trình làm việc là cách đơn giản mà hiệu quả để phòng ngừa tình trạng suy giảm sức nghe, tránh xa máy trợ thính cho người lao động.  
Khánh An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét