Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Giảm thính lực do thói quen lạm dụng thiết bị âm thanh

Tháng 2 năm 2015, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về tình trạng giảm thính lực ở người trẻ tuổi đang ngày càng gia tăng do lạm dụng các thiết bị âm thanh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như đời sống tinh thần của người bệnh.

Giảm thính lực do thường xuyên tiếp xúc âm thanh lớn

Cuộc sống hiện đại mang tới cho chúng ta rất nhiều tiện ích, trong đó không thể không nhắc tới những thiết bị âm thanh cá nhân như: điện thoại, máy nghe nhạc, dàn âm thanh karaoke… Tuy nhiên, tuy các thiết bị này giúp phục vụ sở thích, thú vui giải trí cho con người nhưng nếu không được sử dụng hợp lý với mức độ âm lượng quá cao thì nguy cơ giảm thính lực là điều khó tránh khỏi.

Một thực tế rất dễ nhận thấy đó là trước đây, những người phải tới kiểm tra chức năng nghe thường trong độ tuổi trên 50 thì hiện nay, tình trạng này đã gặp ở cả những người 30 tuổi. Cùng với đó là hơn 1 tỷ dân số trên thế giới đang đối mặt với các vấn đề về chức năng nghe của tai khi thường xuyên phải tiếp xúc âm thanh ở mức độ không an toàn. Và đây cũng là nguyên nhân khiến độ tuổi có thính lực bị suy giảm ngày càng trẻ hóa.

Nghiên cứu vấn đề này, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của những quốc gia có thu nhập trung bình và cao trên thế giới và cho thấy: ở những người độ tuổi 12-35 thì có gần 50% bị phơi nhiễm với tiếng ồn do dùng thiết bị nghe thường xuyên với cường độ âm thanh vượt quá ngưỡng an toàn; 40% có nguy cơ bị tổn thương thính giác từ những điểm vui chơi giải trí.  Theo tiến sĩ Etienne Krug - Giám đốc Bộ phận Quản lý và phòng Bệnh không lây nhiễm, Bạo lực và thương tích của WHO, người trẻ tuổi đã tự đặt mình vào nguy cơ tổn hại thính lực khi đến những nơi giải trí có nhiều âm thanh lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng nghe.


Nghe nhạc ở mức âm lượng lớn có thể dẫn tới giảm chức năng nghe của tai.

WHO luôn khuyến cáo với mọi người rằng: thính lực có thể bị tổn thương nếu phải tiếp xúc với âm thanh có cường độ 85 dB trên 8 giờ hoặc 100dB trong vòng 15 phút. Như vậy, căn cứ vào tiêu chí trên, chúng ta có thể thấy những người làm việc trong các câu lạc bộ ban đêm, công trường, nhà máy… rất dễ bị lãng tai. Còn đối với người trẻ thì khi sử dụng các thiết bị âm thanh, cần lưu ý điều chỉnh âm lượng ở mức an toàn và không nên lạm dụng trong thời gian dài. Đồng thời, khi ở trong môi trường nhiều tiếng ồn lớn, mỗi người có thể tự bảo vệ chức năng nghe của tai bằng cách dùng những dụng cụ bảo vệ như bịt tai, bông, miếng nút tai cao su… Đặc biệt, bạn nên lưu ý những hướng dẫn và ghi chú của nhà sản xuất trước khi sử dụng thiết bị âm thanh. Hãy lắng nghe chủ động an toàn – Đây là thông điệp đầy ý nghĩa mà WHO đã đưa ra trước thực trạng đáng lo ngại này!

Cải thiện thính lực bằng sản phẩm thảo dược


Tại Việt Nam, không nằm ngoài vòng xoáy đó, số người bị suy giảm chức năng nghe cũng tăng lên từng ngày và trở thành điểm “nóng” của ngành y tế. Trước thực trạng đó, bên cạnh những biện pháp điều trị thông thường, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng nguồn gốc thiên nhiên an toàn để tăng cường thính lực lâu dài mà nổi bật là Kim Thính. Với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, Kim Thính có thành phần gồm những vị thuốc quý như: cối xay, đan sâm, thục địa… giúp tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, cải thiện các triệu chứng ù tai, đau tai và hỗ trợ điều trị chứng nghe kém. Đặc biệt, sản phẩm rất thích hợp đối với những người thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn. Đây cũng là sự lựa chọn thông minh được nhiều bệnh nhân áp dụng và đem lại những kết quả khả quan.

Là căn bệnh không lây nhiễm nhưng chính những thói quen xấu trong việc lạm dụng thiết bị âm thanh khiến giảm thính lực lại ngày càng lan rộng. Để bảo vệ đôi tai, bên cạnh duy trí sử dụng Kim Thính, bạn cần giữ âm lượng của các thiết bị ở mức hợp lý và khám chức năng nghe định kỳ 1 năm 2 lần.


Quang Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét