Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

CẢNH BÁO: Đừng tìm cách “đóng cửa” khi bị điếc tai

Với người điếc thì thế giới trở nên rất tĩnh lặng, mọi giao tiếp thường ngày  biến thành những lời thì thầm. Một khi không thể nghe, bạn không thể đối thoại với ai, khả năng liên hệ với thế giới xung quanh bị hạn chế hẳn. Do vậy, phát hiện và chữa trị điếc  sớm sẽ giúp cải thiện chất lượng sống rất nhiều.
Những triệu chứng đáng ngại
Tùy nguyên nhân mà điếc sẽ khởi đầu bằng 1 hay vài triệu chứng sau:
- Đau ở 1 hay cả 2 bên tai.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Ù tai.
- Cảm giác đầy tai 1 hay cả 2 bên.
Người  điếc thường tìm cách “đóng cửa” với xã hội do họ cảm thấy rất bối rối khi cứ  phải yêu cầu người khác nói đi nói lại. Họ cũng luôn đối mặt với nỗi lo hiểu nhầm hoặc trả lời sai những gì người khác yêu cầu.
Đừng tìm cách “đóng cửa” khi bị điếc
Phân độ điếc
Đo “thính lực đồ” sẽ xác định được điếc ở mức độ nào:
Bình thường  chúng ta nghe được âm thanh có cường độ từ 0 - 25 dB(decibel).
Điếc nhẹ: chỉ nghe được trong ngưỡng 26 - 40 dB.
Điếc vừa: 41 - 55 dB.
Điếc nặng: 71 - 90 dB.
Phân loại điếc
Điếc  được chia thành 3 loại:
1. Điếc dẫn truyền: nguyên nhân gây điếc là do các tổn thương ở ống tai, màng nhĩ hoặc các cấu trúc của tai giữa làm cho sự dẫn truyền âm thanh vào tai trong bị trở ngại. Các bệnh lý thường gặp là viêm tai giữa, chấn thương tai, có khối u  hoặc dị vật bịt kín ống tai.
2. Điếc tiếp nhận: thường do tổn thương các tế bào lông chuyển ở tai trong (là các tế bào có chức năng nhận và chuyển tín hiệu âm thanh đến não  để chúng ta có thể nhận thức) hoặc do tổn thương dây thần kinh số 8 (thần kinh ốc tai - tiền đình). Điếc loại này thường gặp ở người cao tuổi, người bị ô nhiễm tiếng ồn kéo dài, bệnh nhân hóa trị và xạ trị, bệnh di truyền.
3. Điếc hỗn hợp: sự kết hợp của cả 2 loại điếc nói trên, nghĩa là bệnh nhân có vấn đề ở cả tai ngoài hoặc tai giữa lẫn tai trong hoặc thần kinh số 8. Các nguyên nhân thường gặp nhất là chấn thương sọ não, viêm tai giữa mạn tính, rối loạn có tính di truyền...
Khả năng hồi phục sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc bệnh nhân đến khám và điều trị sớm hay muộn!
Các nguyên nhân điếc thường gặp
Bình thường, vành tai như một cái loa hứng âm thanh đi vào ống tai, làm rung động màng nhĩ cùng chuỗi xương con ở tai giữa. Các sóng âm sau đó lan truyền vào ốc tai của tai trong (đây là một hệ thống ống cuộn lại như con ốc và chứa đầy nội dịch). Sóng âm lay động nội dịch ốc tai sẽ  kích hoạt chuyển động hàng ngàn tế bào lông chuyển để biến sóng âm thành các tín hiệu thần kinh và đưa về não, não sẽ xử lý để chúng ta nhận thức được âm thanh đầy đủ về cường độ  lẫn ý nghĩa. Và như vậy, bất kỳ nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến bất kỳ khâu nào trong quá trình trên đây sẽ  gây hậu quả giảm thính lực. Các nguyên nhân đó có thể là:
Tuổi tác: càng già thì tính đàn hồi và linh hoạt của các tế bào lông chuyển ở tai trong càng kém, do vậy khả năng đáp ứng với các sóng âm thanh cũng giảm theo. Điếc do già gọi là lão thính và sẽ tăng dần theo năm tháng.
Tiếng ồn: đến một ngưỡng nhất định sẽ gây tổn thương các lông chuyển của ốc tai. Mức độ điếc sẽ tỉ lệ thuận với cường độ ồn và thời gian chịu đựng tiếng ồn.
Viêm tai giữa: tai giữa bị phủ đầy nhầy mủ nên sức nghe sẽ giảm. Điếc thường nhẹ và không kéo dài, nhưng nếu không chữa trị thì điếc sẽ nặng hơn và lâu hơn.
Rách, thủng màng nhĩ: do viêm nhiễm, do chấn thương(bởi âm thanh, áp suất, lực cơ học...). Mức độ  điếc sẽ tùy thuộc kích cỡ lỗ thủng.
Cholesteatoma: tên gọi của khối biểu bì xâm lấn vào tai giữa trên bệnh nhân có màng nhĩ bị sụp lõm hoặc bị thủng. Theo thời gian, khối cholesteatoma sẽ phá hủy chuỗi xương con của tai giữa và ở vài trường hợp hiếm hoi, nó có thể phá hủy luôn cấu trúc tai trong!
Một số bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, giang mai, viêm màng não... có thể gây điếc do biến chứng thần kinh.
Bệnh Meniere: đặc trưng bởi các triệu chứng rối loạn tai trong như chóng mặt, cảm giác đầy trong tai hoặc ù tai, sức nghe giảm lúc nhiều lúc ít. Điếc do bệnh này thường nặng nhưng chỉ bị 1 bên tai.
U bướu: u thần kinh thính giác, u cận hạch, u màng não dù lành tính hay ác tính đều có thể gây điếc nặng.
Dị vật tai: khi có vật lạ bít tắc ống tai (ví dụ  nút ráy tai) thì đương nhiên sức nghe bị giảm.
Dị tật tai: nhiều người bị dị tật bẩm sinh không có tai hoặc tai bị biến dạng và không hoàn chỉnh, do đó bị giảm hoặc mất khả năng nghe.
Chấn thương: các chấn thương gây vỡ xương sọ hoặc rách màng nhĩ có thể sẽ gây điếc.
Điếc do thuốc: các thuốc hóa trị (Ciplastin, Carboplatin), kháng sinh (Erythromycin, Streptomycin, Neomycin, Kanamycin) hay Aspirin liều cao có thể gây độc lên thần kinh thính giác và gây điếc. Một số ít trường hợp điếc sẽ giảm hoặc mất nếu ngưng thuốc, nhưng hầu hết sẽ bị điếc vĩnh viễn.
Di truyền: khoa học đã xác định có một số gene gây ra chứng điếc di truyền qua nhiều thế hệ, nhất là điếc liên quan đến tuổi tác.
Rối loạn tự miễn: các bệnh tự miễn như  Lupus hay viêm khớp dạng thấp có thể gây tổn thương thính giác. Và suy giảm thính lực là một trong các biểu hiện sớm của các bệnh như hội chứng Cogan, bệnh Behcet, bệnh u hạt Wegener.
Đừng tìm cách “đóng cửa” khi bị điếc
Điều trị
Nguyên tắc tối thượng: ngay khi phát hiện các dấu hiệu ù tai, cảm giác đầy tai, nghe kém... thì phải đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt! Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây giảm thính lực và đưa ra biện pháp chữa trị  phù hợp. Hình thức điều trị có thể là dùng thuốc uống, thuốc tiêm truyền, nằm buồng oxy cao áp, phẫu thuật, hoặc có thể chỉ đơn giản là thay đổi lối sống hoặc ngưng sử dụng một loại thuốc nào đó... Mặc dù không phải lúc nào việc điều trị điếc cũng thành công để bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ sử dụng máy trợ thính suốt đời, thế nhưng với các bệnh gây điếc đột ngột thì khả năng hồi phục sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc bệnh nhân đến sớm hay muộn!
Nhà  phát minh khoa học lỗi lạc Thomas Alva Edison (1847-1931) bị điếc nặng từ lúc 12 tuổi. Sinh thời, ông từng nói: “Tôi hài lòng với chứng điếc của mình vì nó giúp tôi không bị phân tâm bởi những âm thanh đời thường, do vậy tôi dễ dàng tập trung tối đa sự chú ý vào thế giới nghiên cứu của riêng mình”. Thế nhưng, tuyệt đại đa số chúng ta thì đơn giản là... không vĩ đại như  Edison và đều thích tán gẫu với người thân, thích nghe nhạc, thích nghe chim hót... nên cũng không thể nào “hài lòng với chứng điếc” như Edison!
Sử dụng sản phẩm thảo dược: Cách điều trị điếc tai an toàn và hiệu quả
Khi bị điếc tai, bên cạnh điều trị bệnh bằng thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia. Người bệnh nên sử dụng thêm các loại sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn và cho hiệu quả bền vững.
Trong số đó, sản phẩm thảo dược với thành phần chính là cây cối xay, kết hợp cùng vảy ốc, bổ cốt toái, câu kỷ tử, thục địa, đan sâm… mang tên thực phẩm chức năng Kim Thính được đánh giá cao hơn cả. Sản phẩm có tác dụng tốt trong việc bổ sung dưỡng chất cho tế bào thần kinh thính giác, thúc đẩy tuần hoàn máu đến tai trong, cải thiện điếc tai đột ngột, tăng cường sức nghe, hết ù tai; hỗ trợ điều trị, phòng ngừa điếc tai đột ngột, ù tai, viêm tai và một số bệnh về tai khác một cách hiệu quả. Vì sản phẩm có thành phần hoàn toàn thiên nhiên nên an toàn và phù hợp khi sử dụng lâu dài.
Điếc tai, đặc biệt là điếc tai đột ngột có thể gặp ở mọi lứa tuổi và diễn biến rất nhanh. Video dưới đây sẽ giúp nhận chúng ta nhận biết điếc tai một cách nhanh chóng
*Tùy vào cơ địa người dùng mà sản phẩm có tác dụng khác nhau
Bên cạnh việc sử dụng thuốc trong điều trị điếc tai, việc sử dụng sản phẩm thảo dược như Kim Thính cũng cách đơn giản bạn nên áp dụng để khôi phục thính lực và cải thiện bệnh hiệu quả.

Hoàng Ngân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét